Lịch sử Kiểm_soát_sinh_sản

"And the villain still pursues her." postcard châm biếm thời Victoria.

Có lẽ các biện pháp tránh thai cổ nhất (bên cạnh việc tránh quan hệ tình dục âm đạo) là ngừng giao cấu, một số biện pháp chướng ngại vật, và các biện pháp sử dụng thảo mộc (các loại thuốc điều kinhlàm sẩy thai).

Tại Nga, để tạo ra sự cân bằng xã hội giữa nam và nữ, việc kiểm soát sinh sản hoàn toàn có thể tiếp cận. Aleksandra Kollontai (1872-1952) là dân uỷ xã hội ở thời của bà, bà cũng khuyến khích giáo dục kiểm soát sinh sản cho người trưởng thành. Về kiểm soát sinh sản tại Pháp, phụ nữ đã đấu tranh vì các quyền sinh sản và họ đã khiến nhà nước phải chấm dứt lệnh cấm việc kiểm soát sinh sản năm 1965. Cuối cùng vào năm 1970, tại nước Italia Cơ đốc giáo, những người bênh vực nữ quyền đã có quyền tiếp cận với thông tin kiểm soát sinh sản.[2]

Sớm hơn trước, tác gia hài hước Anh Daniel Defoe đã viết Conjugal Lewdness (Tính dâm dật vợ chồng). Tên đầy đủ ban đầu của cuốn tiểu luận năm 1727 này là "Conjugal Lewdness or, Matrimonial Whoredom" (Tính dâm dật vợ chồng hay, Nghề làm đĩ hôn nhân) dù sau này ông đã bị yêu cầu phải đổi lại tên vì lý do nghiêm túc. Tên được sửa đổi trở thành "A Treatise Concerning the Use and Abuse of the Marriage Bed" (Một chuyên luận về việc sử dụng và lạm dụng chiếc giường hôn nhân). Cuốn tiểu luận chủ yếu đề cập tới việc tránh thai, so sánh trực tiếp nó với hành động giết trẻ sơ sinh. Defoe đã kết thúc cuốn sách bằng những chuyện giai thoại, như cuộc trò chuyện giữa hai phụ nữ trong đó người có ý nghĩ đúng khiển trách người kia vì đã hỏi về "những cách thức" ngăn có thai. Trong cuốn tiểu luận, ông còn đi xa hơn nữa khi gọi việc tránh thai là "các thực hiện ma quỷ để tránh có thai bằng những chuẩn bị về thể xác."

Ngừng giao cấu (rút dương vật khỏi âm đạo trước khi xuất tinh) có thể có trước mọi hình thức kiểm soát sinh sản khác. Đây không phải là một biện pháp tránh thai đáng tin cậy, bởi ít có người đàn ông tự chủ được để thực hiện biện pháp tại mọi lần quan hệ tình dục.[3] Dù mọi người thường tin rằng dịch trước xuất tinh có thể gây có thai, nghiên cứu hiện đại đã cho thấy dịch không chứa tinh trùng có thể tồn tại.[4][5]

Có những ghi chép lịch sử về phụ nữ Ai Cập sử dụng một vòng tránh thai (một thuốc đạn âm đạo) được làm bằng nhiều chất có tính acid và được bôi trơn bằng mật ong hay dầu, có thể tiêu diệt tinh trùng hiệu quả.[6] Tuy nhiên, cần lưu ý rằng tế bào tinh trùng không được phát hiện cho tới khi Anton van Leeuwenhoek phát minh ra kính hiển vi hồi cuối thế kỷ 17, vì thế các biện pháp tránh thai bằng vật chướng ngại được sử dụng trước thời gain này không thể biết về các chi tiết về việc thụ thai. Phụ nữ châu Á có thể đã sử dụng giấy bôi dầu như một cervical cap, và người châu Âu có thể đã sử dụng sáp ong cho mục đích này. Bao cao su xuất hiện ở thế kỷ 17, ban đầu được làm bằng ruột động vật. Nó không đặc biệt phổ biến, cũng không có hiệu quả cao như các loại bao cao su latex hiện đại, nhưng đã được sử dụng như cả một biện pháp tránh thai và cả cho hy vọng tránh giang mai, từng là một chứng bệnh ghê gớm trước khi các loại thuốc kháng sinh được tìm ra.

Nhiều các làm sẩy thai đã được sử dụng trong suốt lịch sử nhân loại trong nỗ lực kết thúc một lần mang thai không mong muốn. Một số cách có hiệu quả, một số không, những cách hiệu quả nhất cũng có phản ứng phụ. Một cách làm sẩy thai được thông báo là có tỷ lệ phản ứng phụ thấp —silphium— đã biến mất từ khoảng thế kỷ thứ 1.[7]Việc ăn một số loại chất độc bởi người phụ nữ có thể phá vỡ hệ thống sinh sản; phụ nữ đã từng uống các dung dịch chứa thuỷ ngân, asen, hay các chất độc khác cho mục đích này. Bác sĩ phụ khoa Hy Lạp Soranus ở thế kỷ thứ 2 đề nghị phụ nữ uống loại nước mà những người thợ rèn đã dùng để làm nguội kim loại. Cúc ngảibạc hà băng là những cây được dân gian cho là có khả năng phá thai, nhưng cũng có phương pháp là đầu độc người phụ nữ. Những mức độ của các hoá chất hoạt động trong các loại thảo một đó để kích thích sẩy thai đủ mạnh để làm tổn thương một cách nguy hiểm tới gan, thận và các cơ quan khác của cơ thể người phụ nữ. Tuy nhiên, ở thời điểm đó khi nguy cơ tử vong bà mẹpostpartum còn cao, các nguy cơ từ các tác dụng phụ của các loại thuốc độc có thể ít gây chú ý. Một số nhà nghiên cứu thảo mộc cho rằng chè black cohosh cũng sẽ có tác dụng làm sẩy thai trong một số trường hợp.[8]

Bên cạnh việc làm sẩy thai, các biện pháp tránh thai bằng thảo mộc trong dân gian cũng gồm một số biện pháp ngăn chặn. Hibiscus rosa-sinensis, được biết đến trong Ayurveda như một loại thuốc tránh thai, có thể có các tính chất antiestrogenic.[9] Hạt đu đủ, được đồn đại là một loại thuốc tránh thai của nam giới, gần đây đã được nghiên cứu về tác dụng azoospermic của chúng trên những con khỉ.[10]

Trong giai đoạn trung cổ, các bác sĩ của thế giới Hồi giáo liệt kê nhiều chất có tác dụng kiểm soát sinh sản trong các cuốn bách khoa toàn thư y khoa của họ. Avicenna liệt kê 20 chất trong The Canon of Medicine (1025) và Muhammad ibn Zakariya ar-Razi liệt kê 176 chất trong cuốn Hawi (thế kỷ thứ 10) của ông. Y học châu Âu mãi tới thế kỷ 19 mới biết tới điều này.[11]

Thực tế rằng nhiều biện pháp kiểm soát sinh sản có hiệu quả đã được biết tới trong thế giới cổ đại hoàn toàn trái ngược với một sự dường như không quan tâm tới các biện pháp đó trong nhiều thành phần dân cư châu Âu đầu thời Thiên chúa giáo hiện đại. Sự thờ ơ tiếp tục kéo dài đến tận thế kỷ 20, và rõ ràng song hành với tỷ lệ sinh sản cao ở các quốc gia châu Âu trong thế kỷ 18 và 19.[12] Một số sử gia đã gắn điều này với một loạt các biện pháp cưỡng bức do quốc gia mới thành lập tiến hành nhằm phục hồi dân số châu Âu sau sự suy giảm nghiêm trọng từ Tử thần Đen, bắt đầu năm 1348. Theo quan điểm này, những vụ săn phù thuỷ là biện pháp đầu tiên mà nhà nước hiện đại tiến hành trong nỗ lực ngăn chặn sự hiểu biết về kiểm soát sinh sản trong dân cư, và độc quyền hoá nó trong bàn tay những chuyên gia y tế của nhà nước (gynecologists). Trước những cuộc săn lùng phù thuỷ, không có các chuyên gia nam giới, bởi việc kiểm soát sinh sản theo tự nhiên thuộc phần công việc của phụ nữ.[13]

Những người thuyết trình tại một hội thảo kế hoạch hoá gia đình đã kể một câu chuyện về các thương gia Ả Rập nhét những viên đá nhỏ vào trong tử cung của những con lạc đà để chúng không thể mang thai, một ý tưởng rất giống với IUD (thiết bị tử cung) hiện đại. Dù câu chuyện đã được kể lại nhiều lần như một sự thực, nó không hề có cơ sở trong lịch sử và chỉ mang ý nghĩa giải trí.[14]Thiết bị tử cung đầu tiên (chiếm không gian cả trong âm đạo và tử cung) được đưa ra thị trường lần đầu khoảng năm 1900. Thiết bị tử cung hiện đại đầu tiên (chỉ trong tử cung) được miêu tả trong một cuốn sách xuất bản ở Đức năm 1909. Vòng Gräfenberg, thiết bị tử cung được sử dụng bởi khá nhiều phụ nữ, ra đời năm 1928.[15]

Biện pháp chu kỳ được phát triển đầu thế kỷ 20, khi các nhà nghiên cứu phát hiện ra một phụ nữ chỉ rụng trứng một lần trên mỗi chu kỳ kinh nguyệt. Mãi tới thập niên 1950, khi các nhà khoa học hiểu sâu hơn về hoạt động của chu kỳ kinh nguyệt và các hormone kiểm soát nó, các biện pháp tránh thai bằng hormon và các biện pháp nhận thức khả năng sinh sản (cũng được gọi là kế hoạch hoá gia đình tự nhiên) hiện đại mới được phát triển.

Margaret Sanger (1879-1966) một nhà hoạt động vì sự kiểm soát sinh sản người Mỹ và người sáng lập Liên đoàn Kiểm soát Sinh sản Mỹ (cuối cùng trở thành Planned Parenthood). Bà là người mở đường cho việc tiếp cận kiểm soát sinh sản.

Năm 1960 FDA thông qua hình thức kiểm soát sinh sản bằng hormon đầu tiên, viên thuốc tránh thai uống kết hợp.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Kiểm_soát_sinh_sản http://www.abc.net.au/foreign/stories/s1000575.htm http://contraception.about.com/od/contraceptionove... http://uspolitics.about.com/b/2008/08/15/update-re... http://www.womenshealth.about.com/cs/surgery/a/tub... http://ancient-coins.com/articles/silphium/silphiu... http://www.brainphysics.com/research/SexEd_William... http://linkinghub.elsevier.com/retrieve/pii/S00207... http://download.journals.elsevierhealth.com/pdfs/j... http://www.familylife.com/fltoday/default.asp?id=5... http://www.go2planb.com/PDF/PatientPamphlet.pdf